CÂN BẰNG CHUYỀN VÀ GIA TĂNG NĂNG SUẤT

Công ty TNHH SX TM Sáng Việt là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sản phẩm chiếu sáng thông minh có chất lượng tốt và thân thiện môi trường.

Để gia tăng năng suất chất lượng một cách bền vững, Công ty đã tham gia vào chương trình năng suất quốc gia và tự chọn lựa các công cụ hỗ trợ gia tăng năng suất chất lượng. Có rất nhiều công cụ nâng cao năng suất chất lượng giúp Công ty giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Công ty đã quyết định chọn công cụ cân bằng chuyền, một công cụ thông thường được áp dụng để tăng năng suất chuyền lắp ráp. Việc tăng năng suất, đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất.

Năng suất lao động đóng vai trò quan trọng trong tổng giá thành sản phẩm của Công ty. Kiểm soát được giá thành, giảm giá thành một cách hợp lý là cơ sở để gia tăng khoảng cách cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tại Nhà máy, công đoạn lắp ráp các linh kiện cuối để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh là khó tự động hóa nhất. Công ty đang tìm cách tự động hóa công đoạn này nhưng phải mất nhiều thời gian và cả chi phí lẫn số lượng phải sản xuất ra ứng với công suất của chuyền tự động. Trước mắt việc lắp ráp thủ công vẫn còn là khả dĩ để chọn lựa.

Làm sao tăng năng suất chuyền trong điều kiện hiện có của Công ty?

Công ty đã chọn một chuyền lắp ráp bóng đèn Led để làm mô hình thí điểm. Áp dụng thành công trên chuyền này sẽ tạo điều kiện triển khai cho các chuyền tương tự khác. Thu thập dữ liệu lắp ráp hiện tại, Nhóm cải tiến của Công ty thấy rằng thời gian thực hiện mỗi công đoạn rất khác nhau (hình 1) và công nhân sẽ tự san sẻ thời gian dư cho các công đoạn khác, nơi có thời gian làm dài hơn, tồn nhiều bán thành phẩm trên chuyền hơn. Kết quả khảo sát ban đầu như sau:

  • Số công đoạn: 25
  • Tổng quãng đường di chuyển của một sản phẩm là 106 m,
  • Số công nhân tham gia lấp ráp trong chuyền là 11 người.
  • Năng suất : 4.4 phút/ sản phẩm.

Nhóm cải tiến của Công ty đã sắp xếp lại sơ đồ mặt bằng để giảm đoạn đường phải di chuyển giữa các công đoạn. Giảm được quãng đường đi cũng có nghĩa là công nhân có nhiều thời gian hơn để tạo sản phẩm hơn.

Với cách sắp xếp mới này quảng đường di chuyển một sản phẩm đèn led đã giảm từ 106 m xuống còn 100 m.

Hình ảnh trước khi thực hiện cải tiến Hình ảnh sau khi thực hiện cải tiến
A.    BỐ TRÍ CHUYỀN – TRƯỚC

+ Bàn màu trắng: sản xuất sản phẩm led âm 7+7

+ Bàn màu xanh: sản xuất đèn búp

Nhận xét: Chuyền bố trí không liên tục

B.     BỐ TRÍ CHUYỀN – SAU

ð Chuyền sản xuất đã được bố trí hợp lý liên tục, cân đối lại quãng đường di chuyển

Nhận xét: Chuyền đã được bố trí liên tục

Hình 2: Sắp xếp mặt bằng chuyền lắp ráp đèn led

Sắp xếp lại các công đoạn bằng các nhập tách các công đoạn một các hợp lý sao cho giữa các trạm mới có thời gian gần bằng nhau nhất. Điều này giúp tất cả các trạm, các công nhân, đều có thời gian làm việc gần như nhau và không phải di chuyển qua lại giữa các công đoạn. Với các sắp xếp này, bán thành phẩm sẽ ít tồn trên chuyền và năng suất sẽ gia tăng.

Với cách sắp xếp chuyền cải tiến, cân bằng lại thời gian làm việc giữa các          trạm sản xuất, nhóm đã đạt được kết quả khá tốt. Các kết quả này được tổng kết trong bảng 1 như sau:

BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ

(theo dữ liệu tháng 9, 10, 11, 12/2018 – tính bình quân)

Số TT Trước khi                                 thực hiện cải tiến Sau khi

thực hiện cải tiến

Tỷ lệ tăng/ giảm
1 Số công đoạn: 25 Số trạm 7
2 Năng suất: 4,4 phút/ sp Năng suất: 3,37 phút/ sp Tăng 21,53%
3 Nhân công: 11 người Nhân công: 9 người Giảm được 02 người
4 Quảng đường di chuyển để sản xuất đèn Led: 106 m Quảng đường di chuyển để sản xuất đèn Led: 100 m Giảm được quảng đường 6 m

Bảng 1: Bảng đánh giá kết quả cải tiến.

Bài học kinh nghiệm:

Các cải tiến đều có khả năng thực hiện được và cải tiến đã mang lại lợi ích đáng kể cho Nhà máy nói riêng và Công ty nói chung. Để cải tiến thành công, cần có sự cam kết và tham gia của lãnh đạo, đây là yếu tố quyết định trong việc thực hiện các cải tiến.

Sự tham gia của các người quản lý cũng như sự đóng góp tích cực của công nhân lắp ráp giúp Nhóm cải tiến thành công.

Không nhất thiết phải đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại mới tăng năng suất được, các biện pháp quản lý đơn giản kết hợp với việc đào tạo và phân chia thành quả hợp lý cũng có thể nâng cao năng suất trong Nhà máy. Với cách làm tương tự,

Nhà máy tiếp tục duy trì và cải tiến để mang lại lợi ích nhiều hơn cho toàn Công ty. Nhà máy và Công ty có thể mở rộng các cải tiến như vậy cho các chuyền còn lại để gia tăng năng suất và tái sắp xếp lại công nhân mà không cần phải tuyển dụng thêm trong điều kiện thiếu hụt công nhân trên thị trường lao động./.

NSCL

Trong cùng mục
  • Cơ quan quản lý chương trình - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
  • Địa chỉ: 08 – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Số điện thoại thường trực: 024.37911626 – 024.37911642
  • Email: vukhtc@tcvn.gov.vn
Thống kê
  • 117230Tổng số lượt xem:
  • 5Số lượt xem trang:
  • 0Đang trực tuyến: