ÁP DỤNG MFCA GIÚP DOANH NGHIỆP GIẢM HAO PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU, GIẢM TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Công ty Cổ phẩn Greenpan là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi vật liệu xây dựng truyền thống sang vật liệu xây dựng không nung từ năm 2017, đến nay tự hào đứng đầu Châu Á và top 5 toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất tấm cách nhiệt Panel.

Doanh nghiệp hiểu rõ sức ảnh hưởng của mình đến xã hội, đặc biệt tác động lên môi trường với tiêu chí “XANH – SẠCH – NHANH – BỀN VỮNG” trong ngành xây dựng, lấy tính hài hoà với thiên nhiên làm kim chỉ nam.

MFCA được viết tắt từ “Material Flow Cost Accounting” trong tiếng Anh có nghĩa là “Hạch toán chi phí dòng vật liệu”. Đây là phương pháp quản lý và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và được coi là phương pháp hữu ích, để quản lý môi trường. Bởi tiềm năng của MFCA trong việc giúp tổ chức tăng nhận thức về dòng vật liệu, vì vậy tổ chức có thể giảm tác động môi trường và gia tăng hiệu quả tài chính Đặc biệt, MFCA làm nổi bật mối tương quan giữa chi phí liên quan đến các sản phẩm và chi phí liên quan đến tổn thất vật liệu.

Nhận thấy lợi ích tiềm năng của việc ứng dụng MFCA giúp giảm chất thải phát sinh, thì tiêu thụ nguồn lực khác cũng giảm tương ứng, bằng cách này sẽ cho phép tổ chức có trách nhiệm với môi trường hơn và tạo ra tác động môi trường ít hơn. Điều này cũng tạo điều kiện để gia tăng hiệu quả sản xuất do hoạt động xử lý chất thải ít hơn và chi phí sản xuất thấp hơn. MFCA tiết lộ chi phí chất thải ẩn trong tài khoản chung, vì vậy thúc đẩy các quyết định giảm chất thải và mở rộng mối quan tâm về môi trường. Lãnh đạo Công ty Cổ phần Greenpan đã đăng ký áp dụng công cụ MFCA thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 do Trung tâm SMEDEC 2 trực tiếp thực hiện.

Sau một thời gian nghiên cứu áp dụng MFCA tiết lộ chi phí chất thải ẩn trong tài khoản chung, vì vậy thúc đẩy các quyết định giảm chất thải và mở rộng mối quan tâm về môi trường. Từ đó loại bỏ lãng phí trong các thao tác thừa của người công nhân, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp.

Tại dây chuyền sản xuất cửa cách nhiệt PUR, trước đây chưa quan tâm đến việc tiết giảm nguyên vật liệu, lãng phí vật tư và phát sinh nhiều chất thải, tốn chi phí xử lý với các vấn đề như:

  • Do cắt sai và tính toán không hợp lý, lượng inox hao phí hơn 11%, sau khi xây dựng quy chuẩn, hướng dẫn đo kích thước và cắt, giảm sai lỗi, tận dụng hết lượng phôi. Lượng inox hao phí và phôi thừa chỉ còn 5-6%;
  • Với Kỹ thuật phun PUR trước đây, trung bình lượng foam tràn, hao phí từ 9-10%. Nhận thấy đây là một trong những hao phí nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn đến chi phí và môi trường. Chuyên gia cùng với doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp và kỹ thuật phun PUR hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mức tiêu hao dưới 5%.

Với một số kết quả ban đầu, việc áp dụng MFCA tại doanh nghiệp cũng đã giúp quản lý và người lao động nhận thức đầy đủ hơn về các hao phí tiềm ẩn, quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu tác động môi trường. Việc ô nhiễm bụi và tiếng ồn từ công đoạn cắt ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến toàn xưởng, để giảm thiểu doanh nghiệp đã đầu tư phòng cắt riêng biệt có thông gió và thu gom bụi. Trang bị và nhắc nhở người lao động sử dụng bao hộ lao động cũng đã giúp đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc an toàn hơn.

Doanh nghiệp vẫn đang duy trì và nhân rộng việc triển khai MFCA tại các dây chuyền sản xuất, sản phẩm khác như tấm PIR, lượng hao phí điện năng từ việc khởi động và cài đặt thiết bị, thời gian chờ để thay Side Block đã giảm 2% thông qua việc tiêu chuẩn hóa các bước cài đặt, thời gian thay Side Block giảm từ 60 phút xuống còn 40 phút, giảm 33%. Bên cạnh đó lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến hoạt động đào tạo cho cán bộ, nhân viên nhận thức đầy đủ các chi phí thực tế về tổn thất vật liệu một cách chi tiết, bởi vì dữ liệu về tổn thất vật liệu và chi phí liên quan, rất khó khăn để khai thác từ hệ thống kế toán truyền thống.

Bản chất của MFCA là phản ánh, theo dõi sự lưu chuyển các dòng nguyên vật liệu đầu vào được đưa vào quá trình sản xuất và đo lường các sản phẩm và chất thải (do sự mất mát nguyên vật liệu) dựa trên tính cân bằng để tiếp tục phân tích thì được yêu cầu để xác định cơ hội cải tiến mới.

Lê Minh Dưng – SMEDEC 2

Trong cùng mục
  • Cơ quan quản lý chương trình - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
  • Địa chỉ: 08 – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Số điện thoại thường trực: 024.37911626 – 024.37911642
  • Email: vukhtc@tcvn.gov.vn
Thống kê
  • 117016Tổng số lượt xem:
  • 2Số lượt xem trang:
  • 1Đang trực tuyến: